1. Sưng chân
Thông thường chân bị sưng chỉ là do va đập nhưng nếu kèm theo hiện tượng rỉ nước, âm đạo đau sau khi quan hệ, có mùi hôi bạn nên cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.2. Chảy máu âm đạo bất thường
Theo Webmd, chảy máu xuất hiện không phải trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hơn 90% trường hợp này là do mắc ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, trong khi quan hệ tình dục hay sau khi mãn kinh, bạn nên sớm đi khám để phát hiện căn nguyên vấn đề.
3. Tiết dịch nhầy có máu
Chảy máu, tiết dịch có màu mờ, tối, mùi hôi báo hiệu âm đạo có khả năng bị nhiễm trùng. Đôi khi đó cũng là dấu hiệu của ung thư tử cung hoặc nội mạc tử cung.
4. Chán ăn/thèm ăn bất thường
Khi chán ăn, thèm ăn, đầy hơi… nhiều người thường chỉ nghĩ có vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết ung thư buồng trứng cũng gây ra các hiện tượng này.
5. Đau vùng bụng, xương chậu
Liên tục đau bụng hay khó chịu ở vùng xương chậu, bụng, đầy hơi có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung.
6. Bụng to
Phụ nữ thường cảm thấy phần bụng khó chịu, cồng kềnh khi ăn no, uống nhiều nước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra liên tục quá hai tuần, không rõ nguyên nhân, có khả năng bạn bị mắc ung thư buồng trứng.
7. Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa mà phụ nữ thường không để ý. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra kể cả khi không làm gì, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân.
8. Khó tiêu, buồn nôn
Bạn bỗng dưng có cảm giác buồn nôn, nôn nao và triệu chứng này kéo dài, thi thoảng kèm theo tình trạng khó tiêu? Những triệu chứng này cũng cảnh báo các bệnh phụ khoa. Lời khuyên dành cho chị em là nên đi khám trước khi quá muộn.
9. Thường xuyên đi tiểu và đau rát
Nếu liên tục phải đi tiểu kèm cảm giác đau đớn thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, tình dục có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng bàng quang.
10. Âm đạo có mùi chua
Nếu mùi “chỗ ấy” đột nhiên bị tanh hay chua, có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do sự phát triển quá mức của vi khuẩn (thường là Gardnerella). Hút thuốc lá, thường xuyên thụt rửa và hoạt động tình dục cũng gây ra chứng bệnh này. Bạn có thể cảm nhận dấu hiệu này rõ rệt nhất vào thời điểm khi hết chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau cuộc “yêu”.
Điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa dễ dàng
Khi phát hiện thấy dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám xét, chuẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý. Chị em cần tuân thủ đúng cách điều trị của bác sỹ, tránh tự điều trị hoặc điều trị linh tinh theo sự mách bảo của nhiều người khác.
Kháng sinh vẫn là liều thuốc cơ bản trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, song kháng sinh có mặt hạn chế là diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, từ đó làm xáo trộn, mất cân bằng pH âm đạo.
Để phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa một cách tốt nhất, chị em hãy tự trang bị kiến thức đầy đủ cho mình, ngay từ kiến thức viêm nhiễm phụ khoa là gì và nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi điều độ, tập luyện đều đặn cũng góp phần đẩy xa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất tốt.
Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu cần giải đáp các thắc mắc về bệnh chị em có thể gọi đến số 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 các chuyên gia tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tình