Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết
phong-kham-nam-hoc-ha-noi

Hotline tư vấn

0858.56.5252

0858.56.5252

Click tư vấn

MIỄN PHÍ QUA ZALO

( Hỗ trợ tư vấn 24/7 )

Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

5 (100%) 1 vote

Kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu đặc trưng của cơ thể nữ giới, lặp đi lặp lại tạo thành chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp bạn xác định được những ngày an toàn, ngày rụng trứng để tăng tỉ lệ thụ thai cũng như thực hiện tránh thai an toàn. Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Thông tin do các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội cung cấp.

Kinh nguyệt là gì?

Bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của các bé gái bắt đầu có những thay đổi khá rõ nét và một trong số đó chính là sự xuất hiện kinh nguyệt. Kinh nguyệt được định nghĩa là hiện tượng chảy máu tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ.

Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra mỗi tháng 1 lần ở người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và kéo dài đến giai đoạn mãn kinh. Kinh nguyệt có tính chất diễn ra theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần đều đặn là do sự hoạt động của hệ thống nội tiết bên trong phụ thuốc vào: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Trong trường hợp có bất cứ sự rối loạn nào cũng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và nhất là khả năng sinh sản của nữ giới.

Chu kỳ kình nguyệt tính như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính như sau:

Chu kì kinh được tính bắt đầu từ ngày hành kinh của chu kỳ này đến lần hành kinh của chu kỳ kinh tiếp theo. Được phân thành 2 phần là chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung.

cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-bao-nhieu-ngay

Chu kỳ buồng trứng: Được phân thành 2 giai đoạn là giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể

  • Giai đoạn nang noãn: thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 10-14 ngày, thời gian của giai đoạn này có thể khác nhau giứa các chu kỳ kinh và tùy từng người. Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên tiết ra một loại hormone có tên là FSH có tác dụng giúp trứng phát triển vượt trội hơn các nang còn lại để trở thành nang trội, trở thành nang chín và phóng noãn giữa chu kỳ kinh, thông thường diễn ra ở ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày.
  • Giai đoạn hoàng thể: sau khi trứng được phóng ra, phần vỏ nang noãn còn lại của buồng trứng sẽ trở thành hoàng thể, tiếp tục chế tiết estradiol và progesteron. Nếu nhu noãn được thụ tinh, hoàn thể sẽ tiếp tục phát triển, sản sinh progesteron và estradiol có chức năng suy trì thai nghén trong 3 tháng đầu. Nếu noãn không được thụ tinh thì sau 14 ngày hoàn thể sẽ thoái hóa gây nên hiện tượng tụt giảm đột ngột estradiol và progesteron để chuẩn bị bắt đầu một chu kỳ kinh mới

Chu kỳ niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 phần là màng rụng ở đáy là màng rụng chức năng ở trên, đây chính là phần niêm mạc bị bong ra hàng tháng khi hành kinh

  • Giai đoạn tăng sinh: (tương ứng với giai đoạn nang noãn của buồng trứng). Dưới tác động của estrogen mà màng rụng chức năng nguyên phân liên tục, khiến niêm mạc tử cung dày lên từ 5-6mm, đến cuối pha đạt tới 8-12 mm. Những tuyến nội mạc cũng tăng sinh  dài hơn và cuộn xoắn lại
  • Giai đoạn chế tiết: (tương ứng với giai đoạn hoàng thể của buồng trứng) trong khoáng thời gian từ 48-72 giờ sau khi phóng noãn, dưới tác dụng của progesteron do hoàng thể tiết ra mà niêm mạc tử cung sẽ chuyển sang giai đoạn chế tiết, khiến các động mạch xoắn cũng sẽ dài dần và cuộc lại để chuẩn bị dón trứng đã thụ tinh vào tổ. Nếu trứng không được thụ tinh hoàng thể sẽ bị thoái hóa, kéo theo sự sụt giảm estrogen và progesteron dẫn đến niêm mạc tử cung cũng bị bị thoái hóa và bong ra kèm theo chảy máu, đó là hiện tượng hành kinh.
  • Hành kinh: trong trường hợp không có sự làm tổ của phôi, sự tiết chế của các tuyến sẽ ngừng lại và xảy ra sự phá vỡ không đều các màng rụng chức năng của tử cung. Kết quả của quá trình này là kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh 2-6 ngày và lượng máu mất trung bình 50-100ml.

Những lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ

Trong những ngày xuất hiện kinh nguyệt chị em cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

Những lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ

  • Chú ý việc vệ sinh, tốt nhất là nên vệ sinh bằng nước sạch, không sử dụng xà phòng vì thời điểm này vùng kín rất nhạy cảm
  • Nên thay băng vệ sinh ít nhất 3 tiếng 1 lần
  • Không nên tắm bồn
  • Lựa chọn loại băng vệ sinh thích hợp

Những thông tin trên là chia sẻ của các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi trả lời thắc mắc “chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào” hi vọng bạn đọc đã có những thông tin cơ bản và cần thiết về chu kỳ kinh nguyệt.

Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 03.59.66.5252 – 03.59.68.5252  các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể. Hoặc bạn có thể trực tiếp đến phòng khám tại địa chỉ:

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Cấp I của Đại học Y khoa Hà Nội. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: Bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.

tu-van-online
Copyright © 2019. All Rights Reserved.