Bảng chu kỳ kinh nguyệt
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – bác sĩ chuyên khoa I phụ sản hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết việc tính được chu kỳ kinh nguyệt xác định ngày rụng trứng sẽ giúp nữ giới tính được ngày có khả năng đậu thai cao và ngày tránh thai an toàn. Bảng chu kỳ kinh nguyệt cung cấp nội dung thông tin ngắn gọn, dễ hiểu giúp chị em có thể theo dõi được chu kỳ kinh nguyệt và nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng ở nữ giới bắt đầu có những hoạt động, hormone sinh dục nữ được tiết ra có tác dụng giúp cơ thể dần hình thành những đặc điểm đặc trưng của nữ giới như ngực phát triển, da mịn màng, hông nở…và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là xuất hiện kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng khác. Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu ra máu của lần hành kinh này cho đến ngày đầu ra máu của lần hành kinh tiếp theo. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28-32 ngày, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ít hơn 28 ngày và nhiều hơn 32 ngày, thậm chí có những trường hợp chu kỳ kinh lên đến 40, 45 ngày.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt chị em cần theo dõi vòng kih của mình trong 3-4 tháng để nắm rõ thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Nắm rõ về chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em xác định được ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng xác định được ngày đậu thai và tránh thai an toàn, đảm bảo sức khỏe đồng thời thực hiện hiệu quả việc tránh thai hoặc thụ thai như mong muốn.
Bảng chu kỳ kinh nguyệt
Bác sĩ Hương cho biết, thời điểm thụ thai cao nhất chính là ngày rụng trứng, thường diễn ra ở giữa chu kỳ. Việc xác định được ngày rụng trứng là yếu tố then chốt để tính được chu kỳ kinh nguyệt.
Một người bình thường chu kỳ kinh nguyệt thường khoảng 28 ngày với ngày hành kinh từ 3-5 ngày, thời điểm rụng trứng sẽ diễn ra ở ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt. Đây chính là thời gian thụ thai có tỷ lệ thành công rất cao.
Đối với những người có vòng kinh ngắn hơn hoặc dài hơn có thể lấy chu kỳ kinh trừ đi 14 sẽ ra thời điểm ngày rụng trứng.
Ví dụ:
- Người có vòng kinh 26 ngày thì ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ: 26-14 = 12 của chu kỳ kinh nguyệt
- Người có vòng kinh 30 ngày thì ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ: 30-14 =16 của chu kỳ kinh nguyệt
Tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo từ 3-5 ngày nên thời gian thụ thai có thể kéo dài từ 3-5 ngày.
Giai đoạn an toàn được xác định là giai đoạn trước khi rụng trứng và sau khi rụng trứng, tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm đến ngày chuẩn bị chu kỳ kinh mới. Đây cũng là thời điểm tránh thai hiệu quả nhất.
Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt
Một số yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt chị em cần lưu ý
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới hoàn toàn có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan, chị em cần nắm rõ để có thể điều chỉnh một cách thích hợp.
- Chế độ dinh dưỡng: đây là yêu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Bất cứ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào cũng đều gây nên những rối loạn đến chu kỳ kinh nguyệt. Để kinh nguyệt ổn định, chị em nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đặc biệt cần bổ sung chất sắt, đây chính là yếu tố giúp quá trình rụng trứng tốt và đều. Ngoài ra có thể bổ sung sắt như trứng, thịt bò, cá hồi…Bên cạnh đó vitamin B cũng là yếu tố quan trọng đối với
- Stress: lo lắng và căng thẳng cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Thói quen xấu: những thói quen sinh hoạt xấu như mặc quần áo chật, hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, ốm đau, bệnh tật… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều
- Mang thai: mang thai sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm dừng
- Cho con bú: Sẽ làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 tháng và nhiều nhất là 2 năm.
- Bệnh liên quan tới tuyến giáp: các bệnh lý tuyến giáp gây ra sự mất cân bằng việc tiết ra các chất trong tuyến giáp, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt
- Hội chứng đa nang: là hội chúng nhiều chị em mắc phải. Đây là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến yên gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh. Những triệu chứng bên ngoài điển hình như mụn trứng cá, rậm lông do mất cân bằng nội tiết tố.
Mỗi sự thay đổi trong kỳ kinh là sự biểu hiện cho một sự thay đổi nào đó trong cơ thể. Chính vì thế khi thấy mình có những triệu chứng bất thường của cơ thể chị em cần chủ động trong việc thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có phương an s can thiệp kịp thời, hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi về bảng chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Hi vọng chị em đã có những kiến thức cơ bản cần thiết về vấn đề này để có thể chủ động trong việc tính ngày an toàn, ngày nguy hiểm, theo dõi vòng kinh để phát hiện ngay những dấu hiệu bất thường của cơ thể và chủ động trong việc thăm khám và điều trị.
Mọi thắc mắc bạn có thể gọi điện về đường dây nóng 03.59.66.5252 – 03.59.68.5252 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám ưu tiên.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Cấp I của Đại học Y khoa Hà Nội. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: Bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.