Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? – là thắc mắc của nhiều chị em nữ giới khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thất thường, không theo một quy luật nào hết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường và chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường nhằm nhận biết những dấu hiệu bất thường để can thiệp hiệu quả thì chị em hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
Khi bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng và nội tiết tố của nữ giới bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và diễn ra quá trình rụng trứng. Nếu sự rụng trứng xảy ra, lớp nội mạc tử cung sẽ bắt đầu teo lại và bong tróc. Lúc này, lượng hormone estrogen và hormone LH suy giảm khiến cho các mạch máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt và dưới sự co bóp của tử cung, những mạch máu này sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với trứng và lớp nội mạc bị bong tróc tạo thành kinh nguyệt
Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường – Bác sỹ chuyên khoa Phụ sản cấp I Nguyễn Thị Lan Hương – đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết: Bình thường một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng từ 22-35 ngày, trong đó chủ yếu là từ khoảng 28-32 ngày, thời gian hành kinh khoảng 2-7 ngày và lượng máu kinh mất đi khoảng từ 20-80ml, máu kinh có màu đỏ thẫm không có mùi hoặc có mùi hơi tanh như mùi máu thì đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em không tuân theo các quy luật trên, chu kì ngắn hơn 22 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, thời gian hành kinh ngắn hơn 2 ngày hoặc dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh mất đi ít hơn 20ml hay nhiều hơn 80ml, máu kinh có màu đen, có mùi hôi thối khó chịu,…thì đây được gọi là kinh nguyệt bất thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em nữ giới, trong đó có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Khi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt (tuổi dậy thì) thì thường là chu kỳ kinh nguyệt không đều, chưa ổn định, có thể kéo dài lên tới 45 ngày hoặc hơn. Điều này là do nội tiết tố vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn. Ngoài ra phụ nữ tuổi tiền mãn kinh (từ 38-45 tuổi) cũng có chu kỳ kinh nguyệt thường không đều do đây là giai đoạn chị em thường đối mặt với tình trạng rối loạn nội tiết tố.
- Yếu tố di truyền: Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Thường thì nữ giới có thể có “mô hình” chu kỳ kinh nguyệt gần giống với mẹ của mình cả về thời gian, lượng máu và triệu chứng khi hành kinh như đau bụng kinh, đau lưng,… Ví dụ mẹ bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều từ 28-32 ngày và thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày, không bị đau bụng kinh,… thì bạn cũng có thể có chu kỳ như vậy giống mẹ mình.
- Tâm lý: Khi bạn căng thẳng, lo lắng, stress,… cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ có sự thay đổi có thể ngắn hơn hoặc dài hơn,…
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, lạm dụng các chất kích thích, thay đổi môi trường sống,… cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
- Bệnh lý: một số bệnh lý phụ khoa cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Một số bệnh lý phải kể đến như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa, bệnh ung thư cổ tử cung,…
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có làm sao không?
Các bác sỹ chuyên khoa phụ sản tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội cho biết: kinh nguyệt không đều ở chị em nữ giới tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại gây rất ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của chị em như:
- Khi bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều thì hầu hết chị em đều cảm thấy lo lắng, bất an,… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và cuộc sống, công việc hàng ngày của chị em.
- Khó thụ thai: vì chu kỳ kinh nguyệt không đều nên chị em khó xác định được thời gian rụng trứng nên khó thụ thai hơn bình thường.
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa (viêm phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…) nếu không được chữa trị sẽ làm cản trở quá tình thụ thai của chị em nữ giới và làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Ung thư: Kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung,… và nếu không được phát hiện, chữa trị sớm sẽ làm mất khả năng sinh dục và sinh sản, thậm chí có thể gây tử vong,…
Vì vậy, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều thì chị em cần có biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe và sức khỏe sinh sản.
Làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt đều
Các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội khuyến cáo chị em để có chu kỳ kinh nguyệt đều, chị em nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe
- Không sử dụng các loại chất kích thích và đồ uống có cồn, không nên lạm dụng đồ ăn liền, thức ăn sẵn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ.
- Đặc biệt nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều kéo dài trong nhiều chu kỳ và kèm theo các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, tư vấn và có biện pháp khắc phụ hiệu quả.
Chị em có thể trực tiếp đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể.
- Sau khi thăm khám nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều là do yếu tố tâm lý, thói quen sinh hoạt,… thì các bác sỹ sẽ tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho chị em.
- Còn nếu rối loạn kinh nguyệt ở chị em là do bệnh lý thì tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà các bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, chị em còn được sử dụng thêm thuốc đông y nhằm cân bằng nội tiết tố, tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt,…
Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp chị em biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường và chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường từ đó nhận biết những dấu hiệu bất thường và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Mọi băn khoăn, thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng: 03.59.66.5252 – 03.59.68.5252 hoặc chat ngay với bác sỹ trên [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] tại website của phòng khám để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Cấp I của Đại học Y khoa Hà Nội. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: Bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.