Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết
phong-kham-nam-hoc-ha-noi

Hotline tư vấn

0858.56.5252

0858.56.5252

Click tư vấn

MIỄN PHÍ QUA ZALO

( Hỗ trợ tư vấn 24/7 )

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

5 (100%) 1 vote

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thuộc một trong những thắc mắc thường gặp mà chị em phụ nữ hay hỏi bác sỹ. Tính chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng bởi nó có thể giúp chị em phát hiện những bất thường liên quan đến sức khỏe phụ khoa, đặc biệt là phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, giúp chị em nhận biết bản thân đã mang thai hay chưa.    

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Bác sỹ Sản phụ khoa Nguyễn Thị Lan Hương, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể người phụ nữ được điều hành bởi hệ thống nội tiết tố sinh dục. Trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có giai đoạn buồng trứng của người phụ nữ phóng thích một trứng, đôi khi có thể là hai trứng.

Nếu khoảng thời gian này trứng gặp được tinh trùng sẽ tiến hành thụ tinh, phát triển thành bào thai và di chuyển xuống tử cung làm tổ. Ngược lại, nếu trứng và tinh trùng không gặp được nhau, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc, chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh (hoặc đến tháng, ngày đèn đỏ,…) với biểu hiện máu ra ở âm đạo.

Bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình là khoảng 28 ngày, có thể dao động từ 21 đến 35 ngày tùy từng trường hợp cụ thể. Trong đó, số ngày hành kinh có thể diễn ra từ 3 đến 7 ngày với lượng máu mất đi từ 50 đến 100 ml.

Thực tế cho thấy, việc xác định được cách tính chu kỳ kinh nguyệt một cách chuẩn xác, chị em có thể phát hiện sớm những bất thường liên quan đến cơ thể, sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời, lên kế hoạch chuẩn bị trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày hành kinh và đặc biệt là nắm bắt cách tính kinh nguyệt có thể giúp chị em xác định được ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng biết được ngày đậu thai, tránh thai an toàn cũng như nhận biết bản thân có mang thai hay không.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Nhiều chị em lo lắng tính chu kỳ kinh nguyệt phức tạp nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Đầu tiên, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, đánh dấu trên lịch ngày bắt đầu ra máu kinh. Khi đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh. Nhờ đó, chị em đã có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Ví dụ cách tính chu kỳ kinh nguyệt để chị em có thể tham khảo như sau: Nếu thời gian bắt đầu hành kinh của chị em là ngày 2/6 và thời gian hành kinh tiếp theo là ngày 30/6. Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ là 28 ngày.

Dựa trên thời điểm rụng trứng của chị em phụ nữ, trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia ra làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với tỷ lệ thụ thai. Điều này có thể giúp chị em phòng tránh thai an toàn hơn hoặc biết được đâu là thời điểm tốt nhất để gia tăng tỷ lệ thụ thai. Chi tiết như sau:

  • Thời điểm nguy hiểm: Thời điểm nguy hiểm được tính kể từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày. Trong thời điểm này, nếu chị em có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, tỷ lệ đậu thai rất cao. Lấy ví dụ, một chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14. Ta lấy 14-5=9 và 14+5=19. Như vậy, thời điểm nguy hiểm sẽ rơi vào ngày thứ 9 đến 19 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thời điểm an toàn tương đối: Thời điểm an toàn tương đối được tính kể từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm. Đây là  khoảng thời gian mà trứng sắp rụng trong khi tinh trùng của nam giới sẽ có khả năng sống trong âm đạo khoảng 3 đến 5 ngày. Do đó, nếu quan hệ không an toàn vào thời điểm này thì tỷ lệ đậu thai thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Tiếp tục lấy ví dụ nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày thì thời điểm an toàn tương đối sẽ rơi vào ngay thứ 1 đến thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thời điểm an toàn: Thời điểm an toàn được tính kể từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho tới ngày chuẩn bị chu kỳ kinh nguyệt mới. Trong thời điểm này, trứng và tinh trùng thường không thể gặp được nhau nên nếu quan hệ không an toàn trong thời gian này thì cũng không phải lo lắng quá về việc mang thai ngoài ý muốn. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày, thời điểm an toàn sẽ bắt đầu vào ngày thứ 19 đến 28 của chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý, cách tính chu kỳ kinh nguyệt có thể là một trong những biện pháp giúp chị em phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, khả năng phòng tránh thai của tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ không thể nào hiệu quả cao bằng các biện pháp khác như sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai. Nguyên nhân bởi trên thực tế, không phải người phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Nếu có thắc mắc về việc , muốn được tư vấn các biện pháp phòng tránh thai phù hợp, hiệu quả, an toàn với bản thân, chị em có thể gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc trò chuyện trên [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] tại website vào bất cứ lúc nào trong ngày bởi các bác sỹ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi túc trực 24/7.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được biết tới là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sản phụ, kế hoạch hóa gia đình uy tín cho chị em Thủ Đô cùng các tỉnh thành lân cận. Với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị, kỹ thuật tối tân, kết hợp giữa phương pháp Tây Y hiện đại với phương pháp Đông Y cổ truyền chắc chắn sẽ mang đến chất lượng dịch vụ y tế tốt nhật, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chị em phụ nữ hoàn toàn hài lòng.

Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Cấp I của Đại học Y khoa Hà Nội. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: Bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.

tu-van-online
Copyright © 2019. All Rights Reserved.