Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết
phong-kham-nam-hoc-ha-noi

Hotline tư vấn

0858.56.5252

0858.56.5252

Click tư vấn

MIỄN PHÍ QUA ZALO

( Hỗ trợ tư vấn 24/7 )

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái

5 (100%) 1 vote

Liệu bạn đã sẵn sàng đón nhận những điều sắp tới ở chu kỳ kinh nguyệt khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì? Dựa vào chu kỳ kinh bạn sẽ biết được điều gì? tránh thai và thụ thai xác định theo chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào? Mọi băn khoăn về chu kỳ kinh nguyệt của con gái sẽ được tháo gỡ ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái và những điều bí mật chưa được tiết lộ?

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục.

chu-ky-kinh-nguyet-cua-con-gai

Độ tuổi bắt đầu có kinh từ khi nào?

Thông thường, hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu ở các bạn gái trong độ tuổi 15 – 18 tuổi. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày này cùng sự thay đổi trong chế độ sinh hoạt, ăn uống, nhận thức… thì việc những bé gái 11, 12 tuổi có kinh nguyệt đã trở nên bình thường. Bởi sự phát triển của cuộc sống thì chế độ dinh dưỡng, thói quen sống có tác động rất lớn đến sự phát triển của hormone và tâm sinh lý ở trẻ, điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn so với thông thường.

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái thường kéo dài bao lâu?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có vòng kinh kéo dài 28 – 32 ngày , có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người. Chu kì kinh nguyệt thường được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới ngày bắt đầu có kinh của tháng sau.

Thời gian hành kinh thường từ 3 – 7 ngày. Lượng máu kinh: 40 – 80 ml. Đặc điểm máu kinh ở ngày đầu và ngày cuối ra ít, những ngày giữa ra nhiều, màu đỏ sẫm.

Lý do đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt của con gái?

Không ít chị em lo lắng khi nhận thấy hiện tượng đau bụng âm ỉ trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chia sẻ về vấn đề này các bác sỹ chuyên khoa cho biết đây một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khi tần suất co bóp cơ trơn tử cung hoạt động nhanh và nhiều hơn nên gây ra cảm giác đau bụng âm ỉ. Tuy nhiên, nhiều chị em sẽ có cảm giác đau dữ dội kéo dài cùng với lượng máu kinh ra quá nhiều thì tuyệt đối không nên chủ quan mà cần thăm khám càng sớm càng tốt.

Các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của con gái cần biết

  • Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang trứng): Đây là giai đoạn các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nó kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung dày lên.
  • Giai đoạn rụng trứng: Một hormone có tên Luteninizing được tiết ra khi estrogen đạt mức cao nhất, có tác dụng kích thích các nang trứng bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.
  • Giai đoạn hoàng thể (giai đoạn tiết chế): Các nang sau khi vỡ phát triển thành một hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và estrogen, làm tử cung và nội mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc mang thai, đồng thời chúng cũng ức chế bài tiết các hormone ở tuyến yên để ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.
  • Giai đoạn kinh nguyệt: Nếu trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ được cấy ghép vào trong nội mạc tử cung và sinh ra hormone để duy trì hoàng thể. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả?

Để giúp các bạn gái sớm biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất, đều đặn hay có dấu hiệu bất thường không? bạn cần lưu ý ở một số nguyên tắc thực hiện như sau:

  • Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày “đèn đỏ” xuất hiện đầu tiên.  
  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt và ghi nhớ lại thời gian xuất hiện “đèn đỏ” trong bao lâu?.
  • Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó theo dõi đều đặn sẽ tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình, sớm biết được ngày kinh nguyệt tiếp theo sẽ ghé thăm là khi nào?

cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-khong-deu

Việc xác định được ngày có kinh chuẩn xác, sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, xác định được ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng biết được ngày thụ thai và tránh thai an toàn.

Căn cứ vào ngày phóng noãn, vòng kinh nguyệt an toàn được chia ra làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với độ an toàn để thụ thai cũng như tránh thai: Thời điểm nguy hiểm, thời điểm an toàn tương đối và thời điểm an toàn.

  • Thời điểm nguy hiểm (tỷ lệ thụ thai cao nhất): Được tính từ ngày rụng trứng cộng với 5 ngày sau. Là thời điểm nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào thì khả năng mang thai sẽ lên tới 99%.
  • Thời điểm an toàn tương đối (tỷ lệ có thai trung bình): Được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm, thường là từ ngày thứ 1 – 9 của chu kì kinh nguyệt. Là lúc trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng có khả năng sống khoảng 2 – 3 ngày trong cơ thể nữ giới, do đó thời điểm này nếu quan hệ thì khả năng có thai vẫn xảy ra.
  • Thời điểm an toàn (tỷ lệ có thai thấp nhất): Tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho tới ngày chuẩn bị chu kì kinh mới. Thường rơi vào ngày thứ 19 – 28 của chu kì kinh nguyệt. Trong thời điểm này trứng đã rụng, nhưng chỉ sống được từ 12-24 giờ nên không thể gặp tinh trùng, nên quan hệ trong thời gian này tỷ lệ mang thai sẽ rất thấp.

Cách tính vòng kinh nguyệt an toàn dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, để tránh thai hoặc mang thai theo ý muốn bằng cách này và đảm bảo có kết quả chính xác, thì các bác sỹ cho biết, các cặp vợ chồng chỉ áp dụng đối với những trường hợp chị em có vòng kinh đều đặn từ 6 – 8 tháng trở lên. Còn đối với những chị em thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa khác… thì không nên áp dụng theo cách tính này. Mà cần nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Chị em thân mến, chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chức năng sinh sản ở nữ giới, do đó theo dõi và nhận biết những bất thường và ứng phó kịp thời chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về chu kỳ kinh nguyệt của con gái đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề sinh lý ở cơ thể. Nếu gặp phải những rắc rối xoay quanh về chu kỳ kinh nguyệt, vui long chat tại đây hoặc gọi cho chúng tôi theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.56.56.52.52 để được bác sỹ chuyên khoa đưa ra hướng khắc phục hiệu quả nhất.

Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Cấp I của Đại học Y khoa Hà Nội. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị gồm: Bệnh phụ khoa, các bệnh về rối loạn kinh nguyệt, vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn chị em.

tu-van-online
Copyright © 2019. All Rights Reserved.